BỊ CHÊ CHƯA HẤP DẪN, BỘ CÔNG THƯƠNG ĐỀ XUẤT LẠI 3 MÔ HÌNH CHO ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ

Bộ Công thương đề xuất 3 mô hình phát triển điện mặt trời mái nhà, và kiến nghị ban hành cơ chế là nghị định của Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đề xuất 3 mô hình phát triển

Theo nguồn tin của PV Báo Giao thông, Bộ Công thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất lại các giải pháp phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN).

Ở báo cáo này, Bộ Công thương cho biết, nội hàm "tự sản, tự tiêu" hiện pháp luật về điện lực chưa có quy định.

Vì thế, Bộ Công thương đề xuất đưa nội hàm này vào chương trình xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý áp dụng trong thực tiễn, dễ quản lý, kiểm tra, giám sát các chủ thể tham gia.

Còn về chỉ đạo, bổ sung đối tượng là các doanh nghiệp được lắp đặt ĐMTMN tự sản, tự tiêu, Bộ Công thương nhấn mạnh "nguồn ĐMTMN tự sản, tự tiêu của các doanh nghiệp cần phù hợp với Quy hoạch điện VIII". 

Nghĩa là, nếu có đấu nối hay liên kết với lưới điện quốc gia thì phải thuộc tổng công suất đến năm 2030 là khoảng 2.600MW và không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác, chỉ để tiêu thụ tại chỗ.

Còn nếu không liên kết với lưới điện quốc gia thì phát triển không giới hạn công suất.

Trên cơ sở đó, Bộ Công thương đề xuất 3 mô hình phát triển:

 hình 1: Có liên kết với lưới điện, nhưng không bán điện cho tổ chứccá nhân khác

Mô hình này phù hợp lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở, trụ sở doanh nghiệp.

Các đối tượng này có đặc thù riêng, thường diện tích mái nhà và quy mô công suất không lớn, có thời điểm sử dụng điện chủ yếu vào ban ngày, phù hợp với thời điểm hoạt động của điện mặt trời mái nhà.

Tuy nhiên, việc không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác sẽ gây khó khăn trong quá trình lắp đặt và quản lý vận hành.

Bộ này nhấn mạnh: Chủ đầu tư phải cần tính toán, cân đối nguồn - tải tại chỗ và lắp đặt bổ sung thiết bị chống phát ngược lên lưới để hạn chế, ngăn lượng điện dư phát vào lưới điện quốc gia trong một số thời điểm.

Để hạn chế lượng điện dư phát vào lưới điện, chủ đầu tư có thể đầu tư bổ sung hệ thống lưu trữ điện để sử dụng khi bức xạ mặt trời không phù hợp do yếu tố thời tiết (mây, mưa, ban đêm).

Song, việc này dẫn đến tăng chi phí đầu tư, tăng nguồn lực của xã hội khi phải xử lý môi trường sau này đối với xử lý hệ thống lưu trữ điện. 

Một nhược điểm khác là, việc cho liên kết với lưới điện quốc gia nhưng không bán điện vào hệ thống điện thì cả cơ quan nhà nước và ngành điện khó kiểm tra, kiểm soát các chủ đầu tư phát lượng điện dư vào lưới điện quốc gia. 

 hình 2: Cho phép bán điện cho tổ chứccá nhân

Ở mô hình này, có thể bổ sung đối tượng là điện mặt trời lắp đặt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, nhà xưởng...

Mô hình này khắc phục được khó khăn của mô hình 1, nhưng lại có vướng mắc lớn hơn đó là phải có chính sách về giá bán điện.

Tức là, các bên mua bán điện phải thỏa thuận giá theo khung giá. Khi đó, cơ quan nhà nước tiếp tục phải ban hành khung giá cho các đối tượng, EVN phải thỏa thuận với các chủ đầu tư theo khung giá được duyệt.

Dự kiến với số lượng hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu chủ đầu tư trên cả nước thì khối lượng công việc phát sinh đối với ngành điện rất lớn, bất lợi cho EVN.

Còn nếu không bán điện vào hệ thống điện quốc gia (không bán cho EVN) thì có thể bán điện cho tổ chức, cá nhân ngoài EVN (hình thức mua bán điện trực tiếp DPPA).

Nhưng, hiện nay, cơ chế DPPA đang được Bộ Công thương xây dựng cho dự án có công suất trên 10MW và có thể không áp dụng cho ĐMTMN.

Mô hình 3: Không liên kết với lưới điện quốc gia

Nhà đầu tư có thể tự sử dụng hay bán điện cho tổ chức, cá nhân ngoài EVN với điều kiện cả nguồn - tải không liên kết với lưới điện quốc gia.

Theo Bộ Công thương, mô hình này nên xem xét ưu tiên phát triển.

Tuy nhiên, lưu ý, nguồn điện tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực (điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Điện lực năm 2004).

Trường hợp bán điện cho tổ chức, cá nhân khác và có quy mô công suất lớn hơn mức miễn trừ thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Cần có một nghị định mới

Để đưa ra các cơ chế và quản lý đối với việc phát triển ĐMTMN, Bộ Công thương đề xuất hình thức, thẩm quyền ban hành cơ chế là nghị định của Chính phủ và theo trình tự, thủ tục rút gọn. 

Bộ này cũng kiến nghị, cho phép ĐMTMN để tự sử dụng được liên kết với lưới điện (đấu nối sau công tơ mua điện) nhưng không bán điện lên lưới điện quốc gia, tổng công suất phát triển đến năm 2030 là 2.600MW.

Còn điện mặt trời tự sản tự tiêu không liên kết với lưới điện được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất nhưng vẫn cần quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương sẽ căn cứ năng lực thực tế của lưới điện phân phối trên địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch được giao phát triển ĐMTMN để chấp thuận quy mô phát triển cho mỗi dự án và quản lý tình hình phát triển. 

Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Cụ thể, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan để kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật về an toàn diện đối với ĐMTMN.

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm đánh giá an toàn công trình xây dựng có lắp đặt ĐMTMN và hoạt động đầu tư xây dựng công trình ĐMTMN.

Còn Bộ Công an hướng dẫn trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ trì, phối hợp với địa phương để kiểm tra, giám sát tình hình phát triển ĐMTMN đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện.

Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện lắp đặt thiết bị chống phát lượng điện dư của ĐMTMN vào lưới điện quốc gia và báo cáo Bộ Công thương về tình hình vận hành và dư địa có thể phát triển ĐMTMN 6 tháng một lần, trước ngày 5/7 và 5/1 hàng năm. 

Bài viết liên quan:

Inverter Solplanet: Giải Pháp Tiết Kiệm Chi Phí và Tối Ưu Hóa Hiệu Suất Cho Hệ Thống Điện Mặt Trời

Inverter Solplanet là một trong những sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng mặt trời, được thiết kế và sản xuất bởi Solplanet, một công ty con của Tập đoàn Sungrow, chuyên cung cấp các giải pháp năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. Giới thiệu về Solplanet Solplanet là một thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm inverter (biến tần) cho hệ thống điện mặt trời. Các sản phẩm của Solplanet chủ yếu được phát triển cho các dự án điện mặt trời ở quy mô gia đình và...

Giải pháp Pin lưu trữ Lithium uy tín hàng đầu tại Việt Nam - Hoan ESS

 Giới Thiệu về Pin Lưu Trữ Lithium Battery: Tương Lai Của Năng Lượng Bền Vững Trong thế giới hiện đại, nhu cầu về năng lượng ngày càng gia tăng, đặc biệt là với sự bùng nổ của các thiết bị điện tử, xe điện và hệ thống năng lượng tái tạo. Một trong những công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến nhất hiện nay là **pin lưu trữ lithium** (Lithium Battery). Với những ưu điểm vượt trội về hiệu suất, tuổi thọ và khả năng tái sử dụng, pin lithium đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các ứng...

Chính thức: Không dùng hết điện mặt trời mái nhà được bán lên lưới điện quốc gia.

Theo báo Pháp luật (PLO) - Nghị định 135/2024 cho phép điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ có công suất dưới 100 Kw nếu không dùng hết được bán lên hệ thống điện quốc gia. Fanpage:  Điện mặt trời PVN . Chính phủ đã ban hành nghị định 135/2024 quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 22/10/2024. Nghị định quy định...

Inverter Deye – Công Nghệ Biến Tần Đỉnh Cao Cho Các Dự Án Năng Lượng Mặt Trời Quy Mô Lớn

Giới thiệu về Inverter Deye Trong thế giới năng lượng tái tạo hiện đại, việc chọn một inverter hiệu quả và đáng tin cậy là rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống năng lượng mặt trời. Inverter Deye nổi bật như một giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực này, với sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và hiệu suất vượt trội. Hotline: 0703 876 086 (Mr Thế) 1. Giới thiệu chung Inverter Deye, sản phẩm của thương hiệu Deye, nổi bật với sự đổi mới trong công nghệ biến tần năng lượng mặt trời. Deye được...

Hệ Điện Năng Lượng Mặt Trời Hòa Lưới Bám Tải: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Năng Lượng Bền Vững.

  Giới Thiệu Trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng sạch và bền vững ngày càng gia tăng, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp. Với khả năng tích hợp hiệu quả vào lưới điện quốc gia và tiết kiệm chi phí, giải pháp này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí điện năng mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Fanpage: Điện mặt trời PVN - Nha Trang Hệ Điện Năng Lượng Mặt Trời Hòa Lưới Bám Tải Là Gì? Hệ điện...

NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Giới Thiệu Máy nước nóng năng lượng mặt trời – một giải pháp hiện đại và bền vững cho nhu cầu sử dụng nước nóng hàng ngày của gia đình bạn. Với xu hướng ngày càng gia tăng về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, máy nước nóng năng lượng mặt trời đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến và thông minh. Hotline: 0703. 876.086 (Mr Thế) Fanpage: Điện năng lượng PVN - Nha Trang Nguyên Lý Hoạt Động Máy nước nóng năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên nguyên lý đơn giản nhưng hiệu quả: tận dụng năng...

SO SÁNH QUẠT NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ QUẠT ĐIỆN THÔNG THƯỜNG

Khi lựa chọn thiết bị làm mát cho không gian sống hoặc làm việc, quạt là một lựa chọn phổ biến nhờ vào khả năng làm mát hiệu quả và giá thành hợp lý. Trong số các loại quạt hiện có trên thị trường, quạt năng lượng mặt trời và quạt điện thông thường là hai lựa chọn đáng chú ý. Mỗi loại quạt có những ưu điểm và hạn chế riêng, và việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Dưới đây là một so...

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Năng lượng mặt trời đang ngày càng trở nên phổ biến như một nguồn năng lượng sạch và bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc áp dụng điện năng lượng mặt trời vẫn đối mặt với một số thách thức đáng kể. Dưới đây là một số vấn đề chính mà các cá nhân và doanh nghiệp cần cân nhắc khi triển khai công nghệ này. 1. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu Một trong những thách thức lớn nhất của việc sử dụng điện năng lượng mặt trời là chi...

PVN TIẾP TỤC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI NHA TRANG

Giới Thiệu Trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng ngày càng gia tăng và lo ngại về môi trường ngày càng lớn, hệ thống điện năng lượng mặt trời đã trở thành giải pháp ưu việt cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp. Với khả năng tận dụng nguồn năng lượng từ mặt trời, hệ thống này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn bảo vệ môi trường. Fanpage: Điện mặt trời PVN Lợi Ích Của Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời 1. Tiết Kiệm Chi Phí Điện Một trong những lý do chính để chuyển sang sử dụng hệ...

Chủ đề Hot Chủ đề Hot

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Hệ thống Giỏ hàng